Kình lạc

Kình Lạc (hay Whale fall) là một thuật ngữ để chỉ khi cá voi chết đi, xác của chúng chìm xuống đáy biển ở độ sâu lớn hơn 1000 mét[1]. Và khi chạm xuống đáy biển, những cái xác này trở thành thức ăn cho các sinh vật ở biển sâu trong hàng chục năm[1]. Trái ngược với nhũng xác cá voi ở vùng nước không sâu lắm, thậm chí là nổi lên mặt nước cũng như là dạt vào bờ vì các loài ăn xác chết sẽ ăn chúng trong một thời gian ngắn. Người ta quan sát được hiện tượng này vào những năm cuối của thập niên 1970 vì công nghệ để khám phá biển sâu phát triển hơn trước[2]. Từ đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục quan sát các xác cá voi này[1][3] bằng tàu ngầm và các thiết bị khác để hiểu rõ hơn về các kiểu của diễn thế sinh thái nơi biển sâu.[4]Những xác cá voi chìm xuống sẽ thu hút nhiều sinh vật[1]. Danh sách các sinh vật quan sát được xuất hiện ở đây bao gồm: các loài chân giống khổng lồ, các loài tôm, tôm hùm, tôm thương phẩm, giun biển, các loài cá thuộc lớp Myxinidae, họ Somniosidae, cua, hải sâm và loài giun thây ma. Các đây không lâu, người ta dùng các công nghệ cũng như thiết bị tiên tiến để quan sát rõ hơn các địa điểm xác cá voi chìm xuống. Kết quả thu được là phát hiện được nhiều loài mới cũng như là nhiều chuyên gia tiềm năng. Các xác cá voi này được cho là có ý nghĩa cho quá trình tiến hoá bởi vì địa điểm của các xác này là ngẫu nhiên, nên buộc các sinh vật mà chúng thu hút phải thích nghi với môi trường xung quanh chúng[1]. Các nhà nghiên cứu ước tính là có khoảng 690.000 xác cá voi/bộ xuơng của 9 loài cá voi lớn nhất[5]. Ước tính này ám chỉ là dọc theo tuyến đường mà cá voi di cư, khoảng cách trung bình của các xác cá voi với nhau là 12 km, còn nhỏ nhất là 5 km. Họ đưa ra giả thuyết là khoảng cách này là phù hợp để các ấu trùng phân tán cũng như là để chúng có thể di chuyển từ xác này qua xác khác.[5]Xác cá voi chìm xuống dưới biển sâu có thể xảy ra ở vùng nước mở vì nhiệt độ thấp và áp suất cao. Nếu xác chìm ở vùng nước không mấy sâu thì nhiệt độ sẽ thúc đẩy vi khuẩn phân hủy cái xác kết hợp với các loài ăn xác chết[1]. Việc chìm xuống này không hề mâu thuẫn với việc xác sẽ nổi lên do khí gas sinh ra trong quá trình phân hủy[6]. Bởi vì các loài cá voi kích thước lớn như cá nhà tángcá voi tấm sừng[7] thì ở sâu nên xác của chúng chỉ nổi lên khi mà phổi chúng chứa đầy không khí[8]. Còn không thì xác sẽ chìm xuống nhanh chóng và hầu như còn nguyên vẹn vì có rất là ít loài ăn xác chết ở cột nước[1]. Một khi chìm xuống độ sâu nhất định, nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ phân hủy và áp lực nước cao khiến cho các khí gas sinh ra trong quá trình phân hủy dễ dàng hòa tan trong nước. Do vậy, chúng vẫn nguyên vẹn trước khi các loài sinh vật mà nó thu hút đến và thậm chí sau đó nó sẽ chìm sâu hơn nữa.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kình lạc http://doc.rero.ch/record/321320/files/12549_2011_... http://www.livescience.com/5744-worm-species-disco... http://adsabs.harvard.edu/abs/1989Natur.341...27S http://adsabs.harvard.edu/abs/2010DSRI...57.1573L http://adsabs.harvard.edu/abs/2010PLoSO...512444P http://adsabs.harvard.edu/abs/2015ARMS....7..571S http://adsabs.harvard.edu/abs/2015MarEc..36...82H http://adsabs.harvard.edu/abs/2017DSRII.146....4A http://adsabs.harvard.edu/abs/2018MEPS..596....1A http://adsabs.harvard.edu/abs/2018NatSR...811163A